Tin tức

Hiện tượng dây rốn thắt nút có nguy hiểm cho sản phụ và thai nhi không? 

Ngày 12/09/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Dây rốn là cầu nối giữa mẹ và thai nhi. Trong đó, hiện tượng dây rốn thắt nút dù rất hiếm gặp nhưng lại gây ra biến chứng nguy hiểm cho thai kỳ. Cùng theo dõi bài viết để nắm bắt nguyên nhân, cách khắc phục tình trạng trên nhé. 

1. Giải thích dây rốn thắt nút có nghĩa là gì? 

Dây rốn thắt nút là khi dây rốn tự tạo nút thắt do thai nhi cử động, xoay chuyển quanh buồng ối. Tỷ lệ xuất hiện thắt nút dây rốn khá hiếm chỉ rơi vào khoảng dưới 2% các ca sinh và tỷ lệ tử vong thường cao gấp 4 lần so với thai nhi bình thường. Nhiệm vụ chính của dây rốn đó là vận chuyển oxy và dinh dưỡng từ mẹ sang con đảm bảo cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. 

Do một số yếu tố mà dây rốn thắt nút lại gây ra những biến chứng trong quá trình mang thai

Do một số yếu tố mà dây rốn thắt nút lại gây ra những biến chứng trong quá trình mang thai

2. Nút thắt ở dây rốn có đáng lo ngại?

2.1. Nguyên nhân thai nhi bị dây rốn thắt nút 

Khi “vận động” trong buồng ối, bé đã vô tình thắt và kéo dây rốn tạo thành nút thắt. Ngoài ra, các yếu tố tăng nguy cơ dây rốn thắt nút ở thai nhi có thể kể đến bao gồm:

  • Dây rốn của thai nhi quá dài;

  • Kích thước của em bé trong bụng khá nhỏ;

  • Đa ối; 

  • Thai nhi có tính hiếu động;

  • Thai phụ đã từng sinh nhiều trước đó;

  • Sử dụng chất kích thích gây hại cho việc mang thai; 

  • Đa thai. 

Biện pháp để phát hiện dây rốn thắt nút chủ yếu dựa vào siêu âm Doppler màu và siêu âm 4D. Tuy nhiên, có hiện tượng nút thắt giả cần tránh nhầm lẫn do phù nề mạch máu. Điều này không quá ảnh hưởng đến thai nhi và giai đoạn mẹ bầu chuyển dạ. 

Việc xác định thời gian thai kỳ xuất hiện nút thắt dây rốn khá là khó

Việc xác định thời gian thai kỳ xuất hiện nút thắt dây rốn khá là khó

Thông thường, hiện tượng này có thể được hình thành khá sớm trong giai đoạn mang thai từ 9 - 12 tuần tuổi. Bởi vì lúc này thể tích nước ối đang chiếm nhiều hơn thể tích của thai nhi.

2.2. Xuất hiện dây rốn thắt nút nguy hiểm hay không?

Dây rốn bị thắt nút thường xảy ra hai trường hợp đó là thắt nút lỏng và thắt nút chặt. Mức độ nguy hiểm cũng dựa trên tình hình của nút thắt. Với trường hợp thắt nút lỏng lẻo ở dây rốn sẽ không có ảnh hưởng quá nhiều đến bé. Tuy nhiên, dây rốn bị thắt nút chặt dẫn tới hệ tuần hoàn của bé bị cản trở. Điều này làm cho bé không được cung cấp lượng oxy và dinh dưỡng cần thiết dẫn đến thiếu máu não, bại não hoặc thai nhi tử vong ngay trong quá trình mang thai.

Bên cạnh đó, trên thực tế khi ở trong bụng mẹ, thai nhi thường khá hiếu động, bé có thể dịch chuyển bằng cách xoay đầu, nghịch,... làm cho dây rốn bị thắt nút chặt dần, tác động lớn đến quá trình trao đổi chất giữa hai mẹ con. Hiện tượng này còn ảnh hưởng khi mẹ bắt đầu chuyển dạ, khi bé được đẩy ra ngoài, dây rốn cũng sẽ được kéo xuống, nút thắt chặt hơn dễ khiến em bé tử vong ngay khi chuyển dạ sinh thường nếu mẹ không kịp thời phát hiện dây rốn thắt nút từ ban đầu.

Nhưng cũng có không ít trường hợp tình trạng thắt nút ở dây rốn được phát hiện ngay sau khi bé chào đời một cách an toàn. Bởi vì dây rốn của bé dài, trong quá trình chuyển đầu của thai nhi xuống bên dưới không kéo quá căng dây rốn và nút thắt cũng không quá chặt.

2.3. Biểu hiện xuất hiện nút thắt dây rốn khi mang thai

Dây rốn thắt nút thường không có biểu hiện gì, đa phần chỉ được phát hiện thông qua siêu âm thai định kỳ. Bên cạnh đó, những thay đổi bất thường về cử động thai (thai máy ít, thai không máy) thông qua cảm nhận của người mẹ cũng là một dấu hiệu gợi ý cần phải đi khám ngay. 

Đến nay chưa có phương pháp phòng ngừa dây rốn bị thắt nút nên cách tốt nhất để chăm sóc cho sức khỏe của hai mẹ con đó là thăm khám thai nhi định kỳ, cũng như thông qua những cảm nhận bất thường từ người mẹ để phòng những trường hợp biến chứng xảy ra.

Nếu có hiện tượng bất thường xảy ra trong quá trình mang thai mẹ nên đến bệnh viện để kiểm tra

Nếu có hiện tượng bất thường xảy ra trong quá trình mang thai mẹ nên đến bệnh viện để kiểm tra

3. Theo dõi sức khỏe thai kỳ toàn diện tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC 

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi mang thai, mẹ bầu cần khám thai, siêu âm thai định kỳ và làm những những xét nghiệm lâm sàng như là Double test, Triple test, chọc ối hoặc xét nghiệm NIPT để kịp thời phát hiện những dị tật ở thai nhi (nếu có).

Bên cạnh đó, quá trình khám thai, siêu âm thai định kỳ cũng giúp phát hiện ra tình trạng bất thường như dây rốn thắt nút sớm nhất có thể, qua đó có phương án phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Hiện nay, chuyên khoa Sản - Phụ khoa thuộc Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín cho mẹ bầu tham khảo, lựa chọn khi cần theo dõi, chăm sóc sức khỏe thai kỳ.

Thăm khám thai kỳ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Thăm khám thai kỳ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã có gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Bệnh viện quy tụ đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, tận tâm với nghề.

Đồng thời, bệnh viện cũng trang bị vật tư y tế, máy móc hiện đại cho các chuyên khoa, trong đó có thể kể đến máy siêu âm 3D - 4D cho hình ảnh sắc nét. Trung tâm xét nghiệm của bệnh viện cũng đạt song hành 2 tiêu chuẩn quốc tế là ISO 15189:2012 và CAP, cùng gói xét nghiệm NIPT áp dụng công nghệ của Mỹ đem đến kết quả chính xác và đáng tin cậy cho mẹ bầu.  

Mẹ bầu nên được thăm khám cũng như chủ động theo dõi tình trạng thai nhi để kịp thời phát hiện dấu hiệu dây rốn thắt nút để có biện pháp xử lý an toàn, hiệu quả. Để đặt lịch thăm khám, tư vấn về gói xét nghiệm thai kỳ, mẹ hãy liên lạc với MEDLATEC để biết thêm chi tiết theo đường dây: 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.